
Việt Nam vẫn duy trì được tăng trưởng tích cực trong khi nhiều nền kinh tế khác trong khu vực gặp khó khăn, theo nội dung bài đăng mới đây trên báo Nikkei.
1. Sự Tăng Trưởng Không Thể Ngờ Đến Của Việt Nam Sau Đại Dịch
Việt Nam đang trở thành câu chuyện kinh tế thành công của Đông Nam Á trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Trong quý III/2020, GDP của Việt Nam tăng trưởng 2,6% và như vậy GDP của Việt Nam đã tăng trưởng đến quý thứ 2 liên tiếp.
Theo tính toán của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), GDP danh nghĩa của Việt Nam hiện đã lên vị trí thứ 2 trong nhóm các nước khu vực Đông Nam Á.

Chuyển biến đầy khởi sắc của Việt Nam sau đại dịch
Trái ngược với nhiều nước khác trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát được đại dịch COVID-19. Xuất khẩu tăng cao giúp cho tăng trưởng kinh tế lên mạnh, nhiều doanh nghiệp dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tháng 10/2020 ước đạt 26,7 tỷ USD, Bộ Công thương ước tính kim ngạch xuất khẩu cả năm có thể tăng 3-4%.
Hệ thống cảng biển của Việt Nam phát triển mạnh đã giúp cho việc vận chuyển hàng hoá từ Việt Nam đến các nước tăng lên, giúp giảm chi phí vận tải, rút ngắn thời gian vận chuyển và tăng khả năng cạnh tranh của xuất khẩu Việt Nam.
Xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã giúp cho thương mại Việt Nam hưởng lợi, nhờ vào làn sóng doanh nghiệp sản xuất chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc nhằm tránh thuế của Mỹ.
2. Một Số Bước Ngoặc Tăng Trưởng Kinh Tế Mới Tại Việt Nam Trong Năm Mới
Các công ty đa quốc gia và công ty Trung Quốc đã chuyển sản xuất ra khỏi Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế chi phí thấp, nhân công giỏi.
Tập đoàn Samsung Electronics đã sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam trong hơn 1 thập kỷ qua. Đồng thời Samsung cũng đang có kế hoạch chuyển hoạt động sản xuất máy tính cá nhân sang Việt Nam sau khi đóng cửa nhà máy tại trung Quốc.
Trong khi đó, nhiều nền kinh tế khác tại Đông Nam Á vẫn còn đang rất khó khăn. IMF dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng 1,6%, trong năm 2020, tuy nhiên dự báo này với GDP Singapore và Malaysia là âm 6%, Thái Lan âm 7,1%.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện ước tính khoảng 3.500USD, thấp hơn rất nhiều so với con số 58.500USD của Singapore và 10.200USD của Malaysia. Tuy nhiên đại dịch COVID-19 đang làm thay đổi trật tự kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
Dù rằng nền kinh tế nhóm các nước Đông Nam Á khả năng cao sẽ hồi phục mạnh vào năm sau, Việt Nam có thể là nền kinh tế duy nhất trong khu vực tăng trưởng trong nửa đầu năm 2021, tuỳ thuộc vào diễn biến dịch bệnh.
Theo Brandvietnam